Giáo viên các nhà trường trong lực lượng cơ yếu hưởng mức phụ cấp đặc thù bao nhiêu?
Ai là người được làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Theo Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Theo đó người làm việc trong tổ chức cơ yếu sẽ gồm 3 nhóm đối tượng sau đây:
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu trong trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011.
Giáo viên các nhà trường trong lực lượng cơ yếu hưởng mức phụ cấp đặc thù bao nhiêu?
Theo Điều 22 Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định:
Chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu mức: 10%, 15% và 25% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định tại Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Dẫn chiếu Danh mục số 6 Ban hành kèm theo Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định đối tượng và mức hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu như sau:
Theo đó giáo viên các nhà trường trong lực lượng cơ yếu hưởng mức phụ cấp đặc thù cơ yếu bằng 15% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Giáo viên các nhà trường trong lực lượng cơ yếu hưởng mức phụ cấp đặc thù bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xếp lương đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định:
Nguyên tắc xếp lương và thực hiện chế độ tiền lương
...
2. Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu:
a) Nguyên tắc xếp lương:
Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:
Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư này.
Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức đó.
b) Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:
Người làm công tác cơ yếu nếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì được xếp lại lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm kể từ ngày chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Trường hợp hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) xếp theo công việc mới thấp hơn so với hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đã được hưởng theo công việc cũ, thì được bảo lưu hệ số chênh lệch; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, người làm công tác cơ yếu đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác trong tổ chức cơ yếu mà có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn, thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn, thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương phải theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng quy định tại Thông tư này và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân thì xếp lương như sau:
Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:
- Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BNV.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?