Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai? Có trách nhiệm ra sao?
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012, có nêu:
Giải thích từ ngữ
1. Thỉnh giảng là việc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước mời giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên hoặc người có đủ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến tuyên truyền pháp luật (sau đây gọi chung là giảng dạy) tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2. Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức, nhà khoa học, nhà quản lý của Kiểm toán Nhà nước thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1, điều này tại Kiểm toán Nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt công nhận.
3. Báo cáo viên của đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước là công chức, viên chức của đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1, điều này tại đơn vị và được thủ trưởng đơn vị phê duyệt công nhận.
Theo đó, giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức, nhà khoa học, nhà quản lý của Kiểm toán Nhà nước thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 tại Kiểm toán Nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt công nhận.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Về tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước, tại khoản 1 Điều 7 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng: Cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước và các tiêu chuẩn sau:
a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách tốt.
b) Có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực chuyên môn được mời giảng.
c) Về trình độ chuẩn được đào tạo: có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
d) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu giảng dạy được giao.
e) Có khả năng, phương pháp sư phạm.
2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên: công chức, viên chức của các đơn vị có đủ tiêu chuẩn trên, nhưng chưa được phê duyệt công nhận là giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước thì thủ trưởng đơn vị phê duyệt công nhận là báo cáo viên của đơn vị.
Theo đó, giảng viên thỉnh giảng phải là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước. Bên cạnh đó, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách tốt.
- Có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực chuyên môn được mời giảng.
- Về trình độ chuẩn được đào tạo: có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu giảng dạy được giao.
- Có khả năng, phương pháp sư phạm.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm ra sao?
Theo Điều 8 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012:
Trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu được mời; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giảng dạy, thi, đánh giá kết quả học tập; giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
2. Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo của đơn vị và của Kiểm toán Nhà nước khi được yêu cầu.
3. Giảng viên thỉnh giảng thực hiện các hoạt động thỉnh giảng có trách nhiệm tuân thủ sự phân công của đơn vị mời giảng về thời gian, nhiệm vụ và chuyên môn giảng dạy.
Như vậy, trách nhiệm đối với giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu được mời; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giảng dạy, thi, đánh giá kết quả học tập; giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
- Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo của đơn vị và của Kiểm toán Nhà nước khi được yêu cầu.
- Giảng viên thỉnh giảng thực hiện các hoạt động thỉnh giảng có trách nhiệm tuân thủ sự phân công của đơn vị mời giảng về thời gian, nhiệm vụ và chuyên môn giảng dạy.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?