Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?

Theo quy định hiện hành Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?

Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?

Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT có quy định về thỉnh giảng như sau:

Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
b) Giảng dạy các chuyên đề;
c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
2. Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
3. Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
4. Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.

Theo đó, giảng viên thỉnh giảng khi đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT sẽ được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ.

Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?

Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?

Hoạt động thỉnh giảng cần được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT như sau:

Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng
1. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Chương II Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự, những quy định của pháp luật về lao động, những quy định về thỉnh giảng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
2. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
3. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
4. Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Để có thể đạt được mục đích cũng như giữ được bản chất và giá trị của hoạt động thỉnh giảng, thỉnh giảng cần tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật, cụ thể:

- Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của các quy định liên quan.

- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục

- Trường hợp có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Hợp đồng thỉnh giảng của giảng viên có mấy loại?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:

Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Theo đó, hợp đồng thỉnh giảng sẽ bao gồm hợp 2 loại:

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức.

Giảng viên thỉnh giảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng có được tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ không?
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước được hưởng các chế độ chính sách nào?
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai? Có trách nhiệm ra sao?
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng đại học có trách nhiệm gì? Có bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không?
Lao động tiền lương
Thỉnh giảng là gì? Giảng viên thỉnh giảng là ai?
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng đại học bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Lao động tiền lương
Giảng viên thỉnh giảng ký loại hợp đồng nào với cơ sở thỉnh giảng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giảng viên thỉnh giảng
275 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảng viên thỉnh giảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên thỉnh giảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào