Giám đốc Học viện Tư pháp do ai bổ nhiệm?
Giám đốc Học viện Tư pháp do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Giám đốc và các Phó Giám đốc
Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Học viện.
Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một số hoạt động của Học viện, được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người.
...
Theo đó, Giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Giám đốc Học viện Tư pháp do ai bổ nhiệm?
Giám đốc Học viện Tư pháp có quyền quyết định nâng bậc lương đối với những ai?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 18 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định về thẩm quyền thực hiện chế độ tiền lương như sau:
Thẩm quyền thực hiện chế độ tiền lương
...
5. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp đối với Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống (trừ chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
6. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp đối với Phó Hiệu trưởng, Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống (bao gồm cả chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
7. Giám đốc Học viện Tư pháp quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp đối với Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống.
8. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp đối với viên chức của đơn vị (trừ cấp Phó của người đứng đầu và chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
Theo đó, Giám đốc Học viện Tư pháp có quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống.
Giám đốc Học viện Tư pháp có quyền quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương đối với Lãnh đạo cấp Phòng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 19 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định về thẩm quyền thực hiện chế độ nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Thẩm quyền thực hiện chế độ nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội
...
3. Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương, thông báo, quyết định nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội khác đối với công chức giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương trở xuống; Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp thuộc Cục (trừ ngạch, chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương, thông báo, quyết định nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội khác, trao quyết định nghỉ hưu đối với viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị (trừ chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
5. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương, thông báo, quyết định nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội khác, trao quyết định nghỉ hưu đối với Phó Hiệu trưởng, Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống (bao gồm cả chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
6. Giám đốc Học viện Tư pháp quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương, thông báo, quyết định nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội khác, trao quyết định nghỉ hưu đối với Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống (bao gồm cả chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
7. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương, thông báo, quyết định nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội khác, trao quyết định nghỉ hưu đối với viên chức của đơn vị (trừ cấp Phó của người đứng đầu và chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương).
Theo đó, Giám đốc Học viện Tư pháp có quyền quyết định cho nghỉ công tác không hưởng lương đối với Lãnh đạo cấp Phòng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?