Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Lâm Đồng ở cơ quan nào?

Cho tôi hỏi Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Lâm Đồng ở cơ quan nào? Tôi muốn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần những gì? Câu hỏi của anh L.N (Lâm Đồng).

Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Lâm Đồng ở cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động được hưởng BHTN có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

- Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN.

- Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Tại tỉnh Lâm Đồng: Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Lâm Đồng là nơi chuyên tiếp nhận xử lý các hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng

Địa chỉ: 172 Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0263.3822360 – Fax: 0263.3825805

Email: [email protected]

Kênh zalo trực tuyến : 0918007245

Facebook: https://www.facebook.com/vllamdong.vieclamvietnam.gov.vn/

Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Lâm Đồng ở cơ quan nào?

Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Lâm Đồng ở cơ quan nào?

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những giấy tờ nêu trên.

Làm thế nào để tính được trợ cấp thất nghiệp mới nhất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:

công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trong đó:

- Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tham khảo thêm Công cụ tính trợ cấp thất nghiệp: TẠI ĐÂY

Tham khảo Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

TẢI VỀ

Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm thất nghiệp
2,198 lượt xem
Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì năm 2025?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào chi trả bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Có bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Viên chức có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động thất nghiệp nên làm gì? Mức hưởng các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có bị thay đổi thông qua Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?
Lao động tiền lương
Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sau đợt tăng lương cơ sở 30% như thế nào?
Lao động tiền lương
Các bước tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Ai thực hiện?
Lao động tiền lương
Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh là ở đâu?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào