Giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Có tăng lương tối thiểu năm 2024 vào cuối năm hay không?

Cho tôi hỏi giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam là gì? Có khả năng tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 vào cuối năm nay hay không? Câu hỏi của anh Q.D (Thái Bình)

Tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam không?

Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam về thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử có đề cập về tình hình kinh tế thế giới và tác động đến kinh tế Việt Nam như sau:

Kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chiến sự Nga – U-crai-na kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng.

Nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 từ 0,2 đến 1 điểm phần trăm.

Trước những khó khăn, thách thức của kinh tế-xã hội toàn cầu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cùng nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra.

Cùng với đó, sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế nước ta vượt qua những khó khăn, thách thức.

Nhìn chung, kinh tế – xã hội nước ta trong 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.

Như vậy, có thể thấy được tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023: TẢI VỀ

Giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam?

Giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Có khả năng tăng lương tối thiểu năm 2024 vào cuối năm hay không?

Giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam?

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam có đề cập về giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm như sau:

Duy trì kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 8 tháng đầu năm, kinh tế nước ta cần tiếp tục đảm bảo nguồn cung từ sản xuất và tập trung vào những giải pháp thúc đẩy “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhất trong những tháng cuối năm.

Kích cầu tiêu dùng

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng…, ưu tiên kích cầu tiêu dùng trong nước được coi là giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm 2023.

(1) Để kích cầu tiêu dùng, Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Giảm giá hàng tiêu dùng; điều chỉnh tăng lương; giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp; tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời thực hiện giãn, khoanh nợ và tăng các khoản hỗ trợ an sinh xã hội, nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí.

(2) Thực hiện chính sách giảm thuế VAT để kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn. Việc được giảm 2% thuế VAT đối với nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… sẽ giúp giảm chi phí sản xuất đầu vào, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, nhờ đó doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Đồng thời, chính sách này cũng tác động trở lại giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh do tăng nhu cầu tiêu dùng.

(3) Việc tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động áp dụng từ 1/7 năm nay giúp người dân có thêm khoản thu nhập để tăng chi tiêu, tạo nên dư địa tăng trưởng cho tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong các tháng cuối năm nay.

(4) Đẩy mạnh sức mua trong nước, thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi để đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa tại các địa phương có các sản phẩm đặc thù, lợi thế; kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại nhằm khai thác hiệu quả thị trường 100 triệu dân trong nước còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung về điện, xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Kích cầu đầu tư

Thúc đẩy đầu tư, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư tư nhân là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

(1) Chính phủ cần ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

(2) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ khiến tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, nhờ đó sẽ kích thích các doanh nghiệp gia nhập thị trường nhiều hơn để sản xuất các nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu đầu tư. Giải quyết các vấn đề cốt lõi về giải phóng mặt bằng, xác định mức bồi thường phù hợp với giá trị thực tế; cần xác định chính xác tổng mức đền bù của dự án; tăng cường công tác rà soát, quản lý việc sử dụng đất đai trên địa bàn.

(3) Cần thực hiện tốt hơn việc công khai danh mục đầu tư, thúc đẩy mạnh và hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; cải thiện căn bản môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa, giảm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, khuyến khích xã hội hóa. Thực hiện chính sách giảm thuế, tăng các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp có một phần vốn Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa cả doanh nghiệp Nhà nước.

(4) Triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là cho hạ tầng chiến lược, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng xanh, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia,… để tạo tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

(5) Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công – tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.

Thúc đẩy xuất khẩu, duy trì thặng dư thương mại bền vững

Dự báo hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi tốt hơn vào những tháng cuối năm do lượng tồn kho hàng hóa tại các thị trường lớn, đặc biệt là tại Mỹ đã giảm đáng kể trong thời gian qua[3].

(1) Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, tập trung vào xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín, trong đó có hoạt động công bố các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam; tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại, trong đó tập trung vào việc sớm hoàn tất các thủ tục để tiến hành ký kết Hiệp định FTA với Israel; đẩy nhanh đàm phán ký kết hiệp định thương mại với các thị trường còn là tiềm năng (UAE, Mercosur…). Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ cho hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu.

(2) Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo; thường xuyên cập nhật và cung cấp rộng rãi thông tin thị trường, tiêu chuẩn điều kiện nhập khẩu và chính sách đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp cận với từng thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản có tính mùa vụ, tránh tình trạng ùn ứ, được mùa mất giá nông sản khi đến vụ…

(3) Cùng với việc giảm thuế, hoãn thuế, Nhà nước cần giảm các loại phí và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những thị trường mới. Bên cạnh đó, tận dụng tốt những hiệp định thương mại tự do đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.

(4) Triển khai quyết liệt các giải pháp giúp cân bằng cán cân thương mại, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất nội địa, tiến tới thay thế hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước ngoài; nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu, đặc biệt là định hướng hoạt động xuất khẩu nông sản, thuỷ sản; tăng cường các khâu kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo các quy định và các biện pháp WTO cũng như thông lệ quốc tế cho phép để kiểm soát chất lượng hàng hoá đầu vào, loại bỏ những mặt hàng có chất lượng kém, không phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam.

Xem chi tiết: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/09/giai-phap-thuc-day-tang-truong-kinh-te-nhung-thang-cuoi-nam-2023/

Có tăng lương tối thiểu năm 2024 vào cuối năm nay hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Đồng thời, Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng.

Tại phiên họp ngày 9/8, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động... trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân lao động, thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.

Trước đó, bộ phận kĩ thuật đã tính toán họp để đánh giá lại tình hình, để tăng lương cho năm 2024 vào cuối năm 2023. Đơn vị đưa ra đề xuất tăng lương vào thời điểm từ ngày 1/1/2024 hoặc ngày 1/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc sao để lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, khi bàn về lương tối thiểu vùng, phía sử dụng lao động đồng ý cần phải điều chỉnh.

Tuy nhiên, điều chỉnh ngay lúc này thì không thể. Hội đồng tiền lương quốc gia chưa nên quyết định ngay việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong phiên họp này. Việc xem xét tăng lương cần có độ trễ và nên được quyết định căn cứ vào các thông số kinh tế, sản xuất thời gian tới đây.

Phía VCCI cho rằng lúc này doanh nghiệp khó khăn, ưu tiên lúc này là giữ ổn định việc làm. Trong khi đó, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBH) thông tin, khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố trong 4 tháng đầu năm cho thấy, hơn 500.000 người ảnh hưởng đến việc làm, trong đó có gần 300.000 người thôi việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tuyển dụng hàng trăm vị trí việc làm.

Chính vì vậy, cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương. Do đó, dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ LĐTBXH đề xuất Hội đồng tiền lương Quốc gia họp vào cuối quý IV để bàn về lương tối thiểu vùng.

Xem chi tiết: https://baotintuc.vn/xa-hoi/lui-phien-dam-phan-tang-luong-toi-thieu-vung-tiep-theo-vao-quy-iv-nam-2023-20230809161933030.htm

Do đó, việc có tăng mức lương tối thiểu vùng 2024 vào cuối năm nay hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần xem xét kỹ càng.

Tăng trưởng kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh điều gì? Có ảnh hưởng tới mức lương người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Tăng trưởng kinh tế là gì? Kinh tế biến động có ảnh hưởng đến mức lương người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 như thế nào so với mục tiêu đề ra? Khi nào tăng lương tối thiểu cho người lao động?
Lao động tiền lương
03 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho tháng còn lại 2023? Kinh tế tăng trưởng thì mức lương người lao động có tăng không?
Lao động tiền lương
Giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Có tăng lương tối thiểu năm 2024 vào cuối năm hay không?
Lao động tiền lương
Tăng trưởng là gì? Vai trò của người lao động đến sự tăng trưởng của Việt Nam?
Lao động tiền lương
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023? Vai trò của người lao động trong quá trình tăng trưởng kinh tế là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tăng trưởng kinh tế
911 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tăng trưởng kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tăng trưởng kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào