Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Huyền (Bình Dương)

Doanh nghiệp dịch vụ được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ quy định Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Có trang thông tin điện tử.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định trên.

Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu?

Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nội dung của giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm những thông tin gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây:
a) Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
b) Tên doanh nghiệp;
c) Mã số doanh nghiệp;
d) Địa chỉ trụ sở chính;
đ) Số điện thoại;
e) Địa chỉ trang thông tin điện tử.
2. Giấy phép được điều chỉnh thông tin, cấp lại theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này

Như vậy, Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhưng nội dung theo quy định.

Mức xử phạt đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Căn cứ khoản 2 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức: doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
...

Theo quy định, hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giả mạo.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cơ quan nào cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Lao động tiền lương
Khi nào cần đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập khi doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi đủ các điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đề nghị đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan như thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hành vi đưa người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng làm công việc mát-xa tại nhà hàng có bị nghiêm cấm không?
Lao động tiền lương
Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu gồm những nội dung nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
587 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào