GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 là bao nhiêu? Lương của người lao động Việt Nam sắp tới có tăng hay không?

Cho tôi hỏi GDP Việt Nam 2023 là bao nhiêu? Lương của người lao động Việt Nam sắp tới có tăng hay không? Câu hỏi của anh C.T (Bình Dương).

GDP Việt Nam là gì?

GDP là viết tắt của "Gross Domestic Product" (Tổng sản phẩm trong nước). Đây là một chỉ số kinh tế quan trọng dùng để đo lường giá trị toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là trong một năm. GDP thể hiện sự phát triển và quy mô của nền kinh tế của một quốc gia.

Có 03 cách chính để tính GDP:

- Phương pháp sản phẩm hoặc giá trị gia tăng: Tính tổng giá trị gia tăng tại mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất. Điều này bao gồm tất cả các giá trị gia tăng từ việc sản xuất và cung ứng các hàng hóa và dịch vụ.

- Phương pháp thu nhập: Tính GDP bằng cách cộng tổng thu nhập (lương, lãi, thuê, lợi nhuận, thuế trên sản phẩm, và các khoản trợ cấp) mà tất cả các người dân và doanh nghiệp trong quốc gia đó kiếm được trong một năm.

- Phương pháp chi tiêu: Tính GDP bằng cách cộng tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng trong quốc gia đó trong một năm.

GDP Việt Nam là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá "sức khỏe" kinh tế của Việt Nam và so sánh sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia khác nhau. Nó cũng được sử dụng để dự đoán tương lai kinh tế và đánh giá hiệu suất các chính sách kinh tế.

GDP Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

GDP Việt Nam 2023 là bao nhiêu? Lương của người lao động Việt Nam sắp tới có tăng hay không?

GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử có báo cáo rõ về tình hình GDP Việt Nam 2023 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Trong đó:

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,25%, đóng góp 8,53% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế;

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,50%, đóng góp 23,63%;

+ Khu vực dịch vụ tăng 6,11%, đóng góp 67,84%.

GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Xem chi tiết Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023: TẢI VỀ.

Lương của người lao động Việt Nam sắp tới có tăng hay không?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, mức lương tối thiểu được trả cho người lao động Việt Nam hiện nay không được thấp hơn mức lương nêu trên.

Đồng thời căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Theo đó, sau năm 2023 và theo tầm nhìn đến năm 2030 mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh và cải cách tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của quốc gia.

Tổng sản phẩm trong nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 là bao nhiêu? Lương của người lao động Việt Nam sắp tới có tăng hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổng sản phẩm trong nước
1,485 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng sản phẩm trong nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng sản phẩm trong nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào