Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?
- Nội dung của hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
- Doanh nghiệp dịch vụ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi đáp ứng điều kiện gì?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận bị xử phạt ra sao?
Nội dung của hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định nội dung của hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài; cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài.
- Chuẩn bị nguồn lao động và tuyển chọn người lao động.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Quản lý người lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản;
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Theo đó, để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản doanh nghiệp dịch vụ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận bị xử phạt ra sao?
Căn cứ điểm i khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
...
Theo đó, khi doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản nhưng không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng nếu vi phạm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?