Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đăng ký trong Hợp đồng cung ứng lao động thì bị xử phạt ra sao?

Mức xử phạt hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động theo quy định hiện này? Câu hỏi của anh An (Long An).

Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Hợp đồng cung ứng lao động
1. Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:
a) Thời hạn của hợp đồng;
b) Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động;
c) Nước tiếp nhận lao động;
d) Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài;
đ) Điều kiện, môi trường làm việc;
e) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
g) An toàn, vệ sinh lao động;
h) Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động;
i) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
k) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản;
l) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
m) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
n) Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có);
o) Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
p) Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
q) Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
r) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
s) Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 Điều này phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể.

Theo đó, nội dung của hợp đồng cung ứng lao động bao gồm những nội dung như trên.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đăng ký trong Hợp đồng cung ứng lao động thì bị xử phạt ra sao?

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đăng ký trong Hợp đồng cung ứng lao động thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
7. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký trên 50 người.
...

Như vậy, khi doanh nghiệp dịch vụ có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tuy thuộc vào số lượng người vi phạm theo như quy định trên.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ là 02 năm.

Hợp đồng cung ứng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu Đơn đăng ký hợp đồng cung ứng lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động bắt buộc phải có nội dung gì?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động có phải đăng ký hay không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động phải tuân theo pháp luật của nước nào?
Lao động tiền lương
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất?
Lao động tiền lương
Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc) mới nhất?
Lao động tiền lương
Cần có những giấy tờ gì trong hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động?
Lao động tiền lương
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đăng ký trong Hợp đồng cung ứng lao động thì bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động cần phải đảm bảo nội dung nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng cung ứng lao động
803 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng cung ứng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng cung ứng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào