Đối tượng nào không đủ tư cách đại biểu tham dự đại hội công đoàn các cấp?
Đối tượng nào không đủ tư cách đại biểu tham dự đại hội công đoàn các cấp?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này
Theo đó, người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu tham dự đại hội công đoàn các cấp.
Đối tượng nào không đủ tư cách đại biểu tham dự đại hội công đoàn các cấp? (Hình từ Internet)
Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn là gì?
Căn cứ tiết 6.6 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 hướng dẫn như sau:
6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.6. Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội
a. Phải là đoàn viên công đoàn, đang tham gia sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam.
b. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm trong nhiệm kỳ có tham dự trên 50% số kỳ họp, kể từ khi được bầu vào ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
c. Người không bị bác tư cách đại biểu theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
d. Người được giới thiệu để bầu cử hoặc chỉ định là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên, phải có thêm các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Có điều kiện, khả năng tham gia xây dựng nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và truyền đạt, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên ở công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Được chỉ định hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới bầu theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
đ. Một số trường hợp thay đổi đại biểu:
- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới.
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định chia tách công đoàn cấp đó thành một số công đoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bổ sung đại biểu ở công đoàn mới chia tách chưa có đại biểu (nếu số lượng đại biểu chưa đạt mức tối đa theo quy định).
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng do yêu cầu chia, tách, công đoàn đó được về trực thuộc công đoàn cấp trên mới, nếu công đoàn cấp trên mới chưa tiến hành đại hội thì có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và được tăng đại biểu triệu tập so với kế hoạch.
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn cấp đó, thì các đại biểu được bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Các trường hợp thay đổi đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị phải được thể hiện trong báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.
...
Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn như sau:
- Phải là đoàn viên công đoàn, đang tham gia sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam.
- Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm trong nhiệm kỳ có tham dự trên 50% số kỳ họp, kể từ khi được bầu vào ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Người không bị bác tư cách đại biểu.
- Người được giới thiệu để bầu cử hoặc chỉ định là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên, phải có thêm các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
+ Có điều kiện, khả năng tham gia xây dựng nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và truyền đạt, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên ở công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
+ Được chỉ định hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới bầu theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đoàn viên không là đại biểu chính thức dự đại hội thì có được ứng cử vào ban chấp hành công đoàn không?
Căn cứ tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 hướng dẫn như sau:
8. Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn theo Điều 10
8.1. Ứng cử
a. Đoàn viên công đoàn là đại biểu hoặc không là đại biểu chính thức dự đại hội đều có quyền ứng cử vào ban chấp hành công đoàn các cấp.
b. Đoàn viên công đoàn là đại biểu chính thức của đại hội ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn ứng cử đến đoàn chủ tịch đại hội.
c. Đoàn viên công đoàn không là đại biểu chính thức của đại hội ứng cử thì chậm nhất trước ngày khai mạc đại hội 15 ngày làm việc, phải nộp hồ sơ ứng cử cho ban chấp hành cấp triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có: đơn ứng cử; bản khai lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang làm việc; bản nhận xét của công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đoàn viên sinh hoạt. Đối với đoàn viên là đảng viên phải có ý kiến cấp ủy đảng nơi đoàn viên công tác.
d. Công đoàn cơ sở nơi đoàn viên sinh hoạt có trách nhiệm nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
đ. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.
e. Đoàn viên ứng cử đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị.
g. Đoàn viên là đảng viên khi ứng cử thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
...
Theo đó, đoàn viên không là đại biểu chính thức dự đại hội cũng có quyền ứng cử vào ban chấp hành công đoàn các cấp.
Đoàn viên công đoàn không là đại biểu chính thức của đại hội ứng cử thì chậm nhất trước ngày khai mạc đại hội 15 ngày làm việc, phải nộp hồ sơ ứng cử cho ban chấp hành cấp triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:
- Đơn ứng cử.
- Bản khai lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang làm việc.
- Bản nhận xét của công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đoàn viên sinh hoạt. Đối với đoàn viên là đảng viên phải có ý kiến cấp ủy đảng nơi đoàn viên công tác.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?