Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng không?

Cho tôi hỏi khi hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng hay không? Câu hỏi của chị N.M.Q (Lạng Sơn).

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng không?

Căn cứ Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng không?

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng không? (Hình từ Internet)

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 69 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
1. Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.
2. Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.
3. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Như vậy, theo quy định trên, thì số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.

Tổ chức thương lượng tập thể trong thời hạn như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
...

Theo đó, thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động?
Lao động tiền lương
Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải nộp bổ sung tiền ký quỹ sau khi rút?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được rút tiền ký quỹ trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính trên địa bàn khu công nghệ cao thì gửi báo cáo tình hình hoạt động cho ai?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động khi sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải nộp bổ sung tiền ký quỹ trong thời hạn bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
352 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào