Độ hấp thụ nước của mũ giày ủng bảo vệ tối thiểu là bao nhiêu phần trăm?
Độ hấp thụ nước của mũ giày ủng bảo vệ tối thiểu là bao nhiêu phần trăm?
Tiểu mục 6.3.1 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.3 Mũ giày ủng
6.3.1 Độ thấm nước và hấp thụ nước
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 6.13, độ thấm nước (được biểu thị bằng sự tăng khối lượng của vải hấp thụ sau 60 phút) phải không được lớn hơn 0,2 g và độ hấp thụ nước không được lớn hơn 30 %.
...
Theo đó, độ hấp thụ nước của mũ giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện là không được lớn hơn 30%.
Độ hấp thụ nước của mũ giày ủng bảo vệ tối thiểu là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Điện trở của giày ủng dẫn điện không được lớn hơn bao nhiêu kW?
Tại tiểu mục 6.2.2.1 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2.2 Đặc tính điện
6.2.2.1 Giày ủng dẫn điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10, sau khi điều hòa trong môi trường khô (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10.3.3 a )), điện trở không được lớn hơn 100 kW.
6.2.2.2 Giày ủng chống tĩnh điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10, sau khi điều hòa trong môi trường khô và ướt (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10.3.3 a) và b)), điện trở phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.
6.2.2.3 Giày ủng cách điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.11, giày ủng phải phù hợp vớ các loại O hoặc loại OO.
6.2.3 Độ chịu đựng môi trường khắc nghiệt
6.2.3.1 Độ cách nhiệt của tổ hợp đế
Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.12, độ tăng nhiệt độ của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 200C.
Không được có bất kỳ sự bóp méo nào hoặc làm giòn đế dẫn đến giảm chức năng của nó.
Chi tiết cách nhiệt phải được lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.
6.2.3.2 Độ cách lạnh của tổ hợp đế
Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.13, độ giảm nhiệt của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 10 0C.
Chi tiết cách lạnh phải được lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.
6.2.4 Độ hấp thụ năng lượng của vùng gót
Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.14, độ hấp thụ năng lượng của vùng gót không được nhỏ hơn 20 J.
...
Theo quy định trên, khi đo theo phương pháp xác định điện trở quy định tại Mục 5.10 TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004) thì sau khi điều hòa trong môi trường khô, điện trở của giày ủng dẫn điện không được lớn hơn 100 kW.
Giày ủng dẫn điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như thế nào?
Tại tiểu mục 8.2.1 Mục 8 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
8. Thông tin cần cung cấp
...
8.2. Đặc tính điện
8.2.1 Giày ủng dẫn điện
Mỗi đôi giày dẫn điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như sau.
"Giày ủng dẫn điện phải được sử dụng khi cần phải giảm thiểu điện tích tĩnh điện trong thời gian ngắn nhất có thể, ví dụ khi tiếp xúc với chất dễ nổ. Giày ủng dẫn điện không được sử dụng nếu có nguy cơ xảy ra điện giật từ thiết bị nào đó hoặc các bộ phận của cơ thể chưa được loại trừ hoàn toàn khỏi nguy cơ bị điện giật. Để đảm bảo loại giày này dẫn điện, qui định giới hạn điện trở trên là 100 kW khi giày ủng còn mới.
Trong quá trình sử dụng, điện trở của giày ủng được làm từ vật liệu dẫn điện có thể thay đổi đáng kể nếu bị uốn cong và nhiễm bẩn và cần phải đảm bảo rằng giày ủng dẫn điện có khả năng đáp ứng các chức năng được thiết kế là tiêu hao điện tích tĩnh điện qua toàn bộ quá trình sử dụng của nó. Khi cần, người sử dụng nên kiểm tra điện trở trong nhà và nên tiến hành theo chu kỳ thường xuyên. Việc kiểm tra này và các việc được nêu dưới đây phải là một phần của thói quen hàng ngày để ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc.
Nếu giày ủng được dùng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn do các chất có thể làm tăng điện trở của giày ủng thì người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra các đặc tính điện của giày trước khi dùng ở khu vực nguy hiểm.
Nơi mà giày ủng dẫn điện được sử dụng, điện trở của nền nhà đủ để nó không làm mất tác dụng bảo vệ của giày ủng.
Khi sử dụng, không có yếu tố cách điện nào ngoại trừ bít tất thông thường, phải được dùng giữa đế trong của giày ủng và bàn chân của người sử dụng. Nếu có lót mặt nào đó được đưa vào giữa đế trong và bàn châm thì tổ hơp giày / lót mặt phải được kiểm tra về các đặc tính điện của nó.
...
Theo đó, mỗi đôi giày ủng dẫn điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời với nội dung như quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?