Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì?

Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì? Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?

Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 4.1.1.2 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

4 Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
...
4.1.1.2 Yêu cầu về độ bền mỏi
Việc kiểm nghiệm độ bền mỏi phải dựa trên các nhóm chế độ làm việc của thiết bị mang tải theo quy định tại TCVN 11417 (ISO 8686). Nhóm chế độ làm việc phải được ghi nhãn trên thiết bị mang tải hoặc ở tài liệu kèm theo cùng với WLL.
Các khoảng ứng suất sử dụng để đánh giá độ bền mỏi phải dựa trên các tải trọng lớn nhất sau:
a) Lực theo phương thẳng đứng là tổng của trọng lực do WLL gây ra và trọng lượng bản thân của thiết bị mang tải, được nhân thêm hệ số tải trọng động điển hình cho ứng dụng của thiết bị nâng đang xem xét. Hệ số tải trọng động này phải được chỉ rõ trong hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất.
b) Lực theo phương ngang là lực điển hình có thể áp dụng cho thiết bị mang tải hoặc kết hợp với ảnh hưởng động của tải nâng theo phương đứng.
Giá trị nhỏ nhất của khoảng ứng suất phải lấy bằng không, trừ khi khối lượng của thiết bị mang tải vượt quá 20% WLL và khối lượng của thiết bị mang tải không được tính vào tải nâng hoặc thiết bị mang tải dược đặt trên nền trong quá trình làm việc bình thường.
Tính toán giới hạn độ bền mỏi của các chi tiết kết cấu phải tuân thủ các quy định tương ứng trong TCVN 11417 (ISO 8686) và TCVN 12160 (ISO 20332).
...

Theo đó, độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Việc kiểm nghiệm độ bền mỏi phải dựa trên các nhóm chế độ làm việc của thiết bị mang tải theo quy định tại TCVN 11417 (ISO 8686). Nhóm chế độ làm việc phải được ghi nhãn trên thiết bị mang tải hoặc ở tài liệu kèm theo cùng với WLL.

- Các khoảng ứng suất sử dụng để đánh giá độ bền mỏi phải dựa trên các tải trọng lớn nhất sau:

+ Lực theo phương thẳng đứng là tổng của trọng lực do WLL gây ra và trọng lượng bản thân của thiết bị mang tải, được nhân thêm hệ số tải trọng động điển hình cho ứng dụng của thiết bị nâng đang xem xét. Hệ số tải trọng động này phải được chỉ rõ trong hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất.

+ Lực theo phương ngang là lực điển hình có thể áp dụng cho thiết bị mang tải hoặc kết hợp với ảnh hưởng động của tải nâng theo phương đứng.

- Giá trị nhỏ nhất của khoảng ứng suất phải lấy bằng không, trừ khi khối lượng của thiết bị mang tải vượt quá 20% WLL và khối lượng của thiết bị mang tải không được tính vào tải nâng hoặc thiết bị mang tải dược đặt trên nền trong quá trình làm việc bình thường.

- Tính toán giới hạn độ bền mỏi của các chi tiết kết cấu phải tuân thủ các quy định tương ứng trong TCVN 11417 (ISO 8686) và TCVN 12160 (ISO 20332).

Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì?

Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?

Tại tiểu mục 4.2.2.5 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2 Thiết bị mang tải bằng chân không
...
4.2.2.5 Phải trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không. Phương tiện này phải là:
a) Đối với các thiết bị mang tải bằng bơm hút chân không: nguồn chân không dự phòng với van một chiều giữa nguồn dự phòng và bơm, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
b) Đối với các thiết bị mang tải bằng hệ thống ống khuếch tán (venturi): bình áp suất dự phòng hoặc bình chân không dự phòng trang bị van một chiều giữa nguồn dự phòng và hệ thống ống khuếch tán, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
c) Đối với các thiết bị mang tải bằng turbin chân không: nguồn ác quy hỗ trợ hoặc bánh đà bổ sung.
d) Đối với các thiết bị mang tải bằng chân không - tự hút: pit-tông dự phòng với hành trình ít nhất bằng 5% tổng hành trình của pit-tông.
CHÚ THÍCH: Việc mất chân không có thể xuất hiện, ví dụ như do rò rỉ hoặc do hỏng nguồn đối với các thiết bị mang tải bằng chân không - không tự hút.
...

Theo đó, thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không theo như quy định nêu trên.

Yêu cầu về khả năng giữ tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không trong trường hợp hỏng nguồn như thế nào?

Tại tiểu mục 4.2.2.7 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2 Thiết bị mang tải bằng chân không
...
4.2.2.7 Trong trường hợp hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min. Không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.
b) Thiết bị cảnh báo như 4.2.2.6, và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.
c) Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các giác hút lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
...

Theo đó, trong trường hợp hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min.

Tuy nhiên, không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.

- Thiết bị cảnh báo quy định tại tiểu mục 4.2.2.6 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015), và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.

- Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các giác hút lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.

Thiết bị mang tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?
Lao động tiền lương
Có phải trang bị thiết bị an toàn cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy hay không?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh như thế nào?
Lao động tiền lương
Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải được đặt như thế nào?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải bằng chân không được gia tải như thế nào?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị mang tải
397 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị mang tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị mang tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào