Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Theo Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BLĐTBXH quy định đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công, căn cứ đặc điểm đối tượng nuôi dưỡng, điều dưỡng; quy mô và số lượng đối tượng nuôi dưỡng, điều dưỡng; định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công được quy định như sau:
TT | Chỉ số quy đổi | Định mức quy đổi (số đối tượng/01 nhân viên) |
1. | Định mức quy đổi đối với công tác nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh liệt, tâm thần có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động trên 81% | 02 đối tượng/01 nhân viên |
2. | Định mức quy đổi đối với công tác điều dưỡng luân phiên người có công | 100 lượt/năm/01 nhân viên |
Đối với đơn vị có chức năng, nhiệm vụ có yêu cầu về vị trí việc làm thuộc chuyên môn về y tế và yêu cầu chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực khác thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để xác định số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng là những ai?
Căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Theo đó, người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Người có công giúp đỡ cách mạng có được hưởng trợ cấp hàng tháng hay không?
Theo Điều 39 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định:
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng
1. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
2. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp một lần;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
4. Người được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b hoặc l khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này thì không hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này.
Theo đó người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp sau:
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?