Điều tra viên thuộc Công an nhân dân có được mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không?
Tiêu chuẩn điều tra viên thuộc Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:
Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó tiêu chuẩn của điều tra viên thuộc Công an nhân dân như sau:
- Điều tra viên thuộc Công an nhân dân phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Điều tra viên thuộc Công an nhân dân có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Điều tra viên thuộc Công an nhân dân phải có đủ thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
- Điều tra viên thuộc Công an nhân dân đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
- Điều tra viên thuộc Công an nhân dân phải có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều tra viên thuộc Công an nhân dân có được mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không? (Hình từ Internet)
Điều tra viên thuộc Công an nhân dân có được mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không?
Theo Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:
Những việc Điều tra viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Theo đó Điều tra viên thuộc Công an nhân dân chỉ được mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan khi:
- Việc mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan là vì nhiệm vụ được giao;
- Việc mang tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan đã được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền miễn nhiệm Điều tra viên thuộc Công an nhân dân và miễn nhiệm khi nào?
Theo Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Theo đó Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền miễn nhiệm Điều tra viên thuộc Công an nhân dân.
Điều tra viên thuộc Công an nhân dân được miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Điều tra viên nghỉ hưu;
- Điều tra viên được chuyển công tác;
- Vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình nên Điều tra viên không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Vì lý do khác mà Điều tra viên không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?