Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư từ hạng 3 lên hạng 2?
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư từ hạng 3 lên hạng 2?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định về viên chức chuyên ngành Xây dựng xét thăng hạng từ hạng 3 lên hạng 2 phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BXD và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng 3 và tương đương đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau cụ thể như sau:
- Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc 02 (hai) đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được nghiệm thu;
- Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) công trình cấp 2 hoặc 02 (hai) công trình cấp 3 hoặc 03 (ba) công trình cấp 4 đã được nghiệm thu;
- Chủ nhiệm lập hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) dự án nhóm B hoặc 02 (hai) dự án nhóm C đã được nghiệm thu;
- Chủ trì hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 01 (một) dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh hoặc 02 (hai) nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 (hai) dự án sự nghiệp cấp cơ sở đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
- Có Bằng khen của Bộ trưởng hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên.
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư từ hạng 3 lên hạng 2? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư hạng 2 là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định về kiến trúc sư hạng 2 như sau:
Kiến trúc sư hạng II
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
b) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
c) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
...
Như vậy, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư hạng 2 như sau:
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
- Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình; tham gia tập huấn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp bộ, cấp cơ sở và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng cần đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
Như vậy, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng cần đáp ứng cụ thể như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/nhch-721.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2024/thang-12/18/ldtl-3.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2024/thang-12/18/ldtl-1.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2024/thang-12/18/ldtl-2.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/16-05-24/hinh-anh-3521.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/09-06/chuc-danh-40.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3418.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/2-2/suc-khoe-34.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/20-05-2024/hinh-anh-3560.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/16-05-24/hinh-anh-3530.jpg)
- Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ: Cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần tiết kiệm bao nhiêu chi thường xuyên tạo nguồn theo quy định?
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Nghị định 178 năm 2024 quy định CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Tết Nguyên tiêu 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Mẫu quyết định điều chỉnh lương 2025 chuẩn cho doanh nghiệp là mẫu nào?