Điều kiện để viên chức thăng hạng lên Thẩm kế viên hạng 2 là gì?
Nhiệm vụ của Thẩm kế viên hạng 2 là gì?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV có quy định như sau:
Thẩm kế viên hạng II - Mã số: V.04.02.05
1. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
c) Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
d) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C;
đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
e) Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
g) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;
h) Tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở; tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn.
...
Theo đó, thẩm kế viên hạng 2 phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.
Điều kiện để viên chức thăng hạng lên Thẩm kế viên hạng 2 là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Thẩm kế viên hạng 2 ra sao?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV có quy định như sau:
Thẩm kế viên hạng II - Mã số: V.04.02.05
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong hoạt động xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành xây dựng;
b) Am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong và ngoài nước;
c) Có kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác thẩm định, thẩm tra xây dựng và những kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan;
d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn;
đ) Có khả năng nghiên cứu, chỉ đạo nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cấp bộ, trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho đội ngũ viên chức trong cùng chuyên ngành;
e) Đã chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) công trình cấp II hoặc 05 (năm) công trình cấp III;
Hoặc đã chủ trì (hoặc là người tham gia chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp cơ sở) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng công trình đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
...
Theo đó, Thẩm kế viên hạng 2 phải đáp ứng 04 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, cụ thể:
- Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng 2.
Điều kiện để viên chức thăng hạng lên Thẩm kế viên hạng 2 là gì?
Tại khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV có quy định như sau:
Thẩm kế viên hạng II - Mã số: V.04.02.05
...
4. Việc thăng hạng chức danh thẩm kế viên hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức danh thẩm kế viên hạng III lên chức danh thẩm kế viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này và có thời gian giữ chức danh thẩm kế viên hạng III tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thẩm kế viên hạng III tối thiểu là 03 (ba) năm.
Theo đó, viên chức thăng hạng từ chức danh Thẩm kế viên hạng 3 lên chức danh Thẩm kế viên hạng 2 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV.
- Có thời gian giữ chức danh thẩm kế viên hạng 3 tối thiểu là 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh Thẩm kế viên hạng 3 tối thiểu là 03 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?