Diễn văn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11? Nhà trường có phải cho giáo viên nghỉ dạy để tham gia các hoạt động vào ngày này không?
Diễn văn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
Tại Quyết định 167-HĐBT năm 1982, từ 13/10/1982, sẽ lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), nhiều trường học và tổ chức đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa để tôn vinh các thầy cô giáo. Diễn văn kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thường là những bài phát biểu trang trọng, nhằm tôn vinh và tri ân các thầy cô giáo.
Xem thêm:
Ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam là ngày gì?
Ngày 20 11 có được nghỉ học không?
Thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 2024
Dưới đây là một số bài mẫu diễn văn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 mà các thầy cô có thể tham khảo:
Bài Diễn Văn 1
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến, Hôm nay, chúng ta cùng nhau tụ họp tại đây để kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, một ngày đặc biệt để tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Trước hết, cho phép tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến tất cả các thầy cô giáo. Các thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những người dẫn dắt, truyền cảm hứng và hình thành nhân cách cho các thế hệ học sinh. Sự tận tụy và lòng yêu nghề của các thầy cô là nguồn động lực vô giá, giúp các em học sinh vững bước trên con đường học tập và trưởng thành. Nhìn lại chặng đường 42 năm qua, chúng ta tự hào về những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục. Những thành công này không thể thiếu sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo. Các thầy cô đã không ngừng nỗ lực, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy để mang lại những bài học sinh động và hiệu quả nhất cho học sinh. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Xin trân trọng cảm ơn! |
Bài Diễn Văn 2
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến, Hôm nay, chúng ta cùng nhau kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, một ngày lễ trọng đại để tri ân và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Trong suốt 42 năm qua, các thầy cô giáo đã không ngừng nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để mang đến cho học sinh những bài học quý giá. Các thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những người bạn, người đồng hành, luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với học sinh. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo. Sự tận tụy và lòng yêu nghề của các thầy cô là nguồn động lực to lớn, giúp các em học sinh không ngừng phấn đấu và trưởng thành. Các thầy cô đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục nỗ lực, đoàn kết và sáng tạo để xây dựng một môi trường giáo dục ngày càng tốt đẹp hơn. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Xin trân trọng cảm ơn! |
Diễn văn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11? Nhà trường có phải cho giáo viên nghỉ dạy để tham gia các hoạt động vào ngày này không?
Có tổ chức khen thưởng giáo viên đạt thành tích tốt trong dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 không?
Tại Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định như sau:
Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Và tại Mục 2 Thông tư 26-TT năm 1982 có quy định như sau:
Sau khi thoả thuận với Công đoàn giáo dục, Bộ hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
...
2. a) Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.
Cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:
...
b) Trước hoặc trong ngày 20 tháng 11, cán bộ quản lý giáo dục cần có kế hoạch để các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh, cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên đi thăm hỏi, tổ chức họp mặt thân mật và động viên khen thưởng những giáo viên, công nhân viên, cán bộ giáo dục có thành tích (kể cả các cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu).
...
Theo đó, trước hoặc trong dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có thể tổ chức khen thưởng những giáo viên, công nhân viên, cán bộ giáo dục có thành tích (kể cả các cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu).
Nhà trường có phải cho giáo viên nghỉ để tham gia hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam không?
Tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Theo đó, giáo viên là viên chức được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định hiện hành, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 không phải là ngày lễ, Tết của người lao động nói chung và giáo viên là viên chức nói riêng. Do đó, giáo viên là viên chức sẽ không được nghỉ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể nghỉ phép năm hoặc nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 vào ngày 20 11 2024.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 11 thì các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của trường và của địa phương.
Đây không phải là quy định bắt buộc mà sẽ tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi nhà trường sẽ quyết định cho giáo viên nghỉ hoặc không.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?