Đi làm lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?
Đi làm lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?
(1) Mức đóng BHXH
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH:
- Người lao động đóng 8% (8% quỹ HT-TT; 0% quỹ ÔĐ-TS; 0% quỹ TNLĐ-BNN)
(2) Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm y tế của gười lao động đóng 1,5%
(3) Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đóng 1% tiền lương tháng
- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
Theo quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 và Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng áp dụng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm đồng thời cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, tổng mức đóng BHXH, BHTN, BHYT của người lao động đóng 10,5%.
Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm được xác định như sau:
Mức tiền đóng BH = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau:
Mức tiền đóng BH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.
Đi làm lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động bao gồm:
- Mức lương;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp nào cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?