Để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần phải tốt nghiệp đại học đúng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đăng kiểm viên đường sắt là ai và có những nhiệm vụ gì? Cần phải tốt nghiệp đại học thì mới có thể trở thành đăng kiểm viên đường sắt đúng không?

Đăng kiểm viên là ai?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Đăng kiểm viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này và được công nhận là đăng kiểm viên.
2. Đăng kiểm viên bao gồm đăng kiểm viên đường sắt và đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.

Theo đó, đăng kiểm viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định và được công nhận là đăng kiểm viên. Đăng kiểm viên bao gồm đăng kiểm viên đường sắt và đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.

Để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần tốt nghiệp đại học đúng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để trở thành đăng kiểm viên đường sắt cần phải tốt nghiệp đại học đúng không? (Hình từ Internet)

Để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần phải tốt nghiệp đại học đúng không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của đăng kiểm viên cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn của đăng kiểm viên
1. Đối với đăng kiểm viên đường sắt
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
c) Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;
d) Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng.
2. Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Có thời gian giữ hạng đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 05 (năm) năm;
b) Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.

Theo đó, để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Đăng kiểm viên đường sắt có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của đăng kiểm viên cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của đăng kiểm viên
1. Đối với đăng kiểm viên đường sắt
a) Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến phương tiện, không bao gồm hệ thống tín hiệu lắp đặt trên phương tiện;
b) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt;
c) Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
d) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn thực tập cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;
e) Tham gia tập huấn, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho học viên, đăng kiểm viên;
g) Thực hiện những nhiệm vụ khác khi có yêu cầu.
2. Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện các nhiệm vụ của đăng kiểm viên đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia hỗ trợ phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khi có yêu cầu.

Theo đó, đăng kiểm viên đường sắt có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Đối với đăng kiểm viên đường sắt: thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:

+ Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến phương tiện, không bao gồm hệ thống tín hiệu lắp đặt trên phương tiện;

+ Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt;

+ Lập hồ sơ đăng kiểm;

+ Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn thực tập cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;

+ Tham gia tập huấn, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho học viên, đăng kiểm viên;

+ Thực hiện những nhiệm vụ khác khi có yêu cầu.

- Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao: thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:

+ Tất cả các nhiệm vụ của đăng kiểm viên đường sắt như quy định trên;

+ Tham gia hỗ trợ phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khi có yêu cầu.

Đăng kiểm viên đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đăng kiểm viên đường sắt được từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần phải tốt nghiệp đại học đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đăng kiểm viên đường sắt
98 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng kiểm viên đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng kiểm viên đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào