Để làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự cần phải tốt nghiệp trình độ gì?
Để làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự cần phải tốt nghiệp trình độ gì?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên cao cấp
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
...
Theo đó, yêu cầu Chấp hành viên cao cấp phải tốt nghiệp trình độ Cử nhân Luật trở lên.
Để làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự cần phải tốt nghiệp trình độ gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên cao cấp
...
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án;
d) Hướng dẫn, đôn đốc hoặc giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình thực hiện thi hành án dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tiếp công dân theo quy định;
đ) Xây dựng kế hoạch thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ trưởng cơ quan về thi hành án dân sự;
e) Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp;
g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án trên địa bàn; tổ chức tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
i) Thực hiện nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
...
Theo đó, chấp hành viên cao cấp phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây trong quá trình công tác:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự.
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án.
- Hướng dẫn, đôn đốc hoặc giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình thực hiện thi hành án dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tiếp công dân theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ trưởng cơ quan về thi hành án dân sự.
- Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp.
- Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án trên địa bàn; tổ chức tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về tiêu chuẩn chung của chấp hành viên thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các quy định khác của pháp luật.ư
Theo đó, Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải đáp ứng 07 tiêu chuẩn chung nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?