Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca cần đáp ứng điều kiện gì?
Thủy thủ trực ca phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS.
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB.
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Như vậy, thủy thủ trực ca OS và thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng những tiêu chuẩn theo quy định trên.
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thủy thủ trực ca cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thủy thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.
2. Thủy thủ trực ca AB:
a) Có GCNKNM thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên thì sẽ được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
...
3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu sổ thuyền viên (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề).
...
Như vậy, theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS được quy định như sau:
- Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu sổ thuyền viên (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề).
Tải Phụ lục III. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện: Tại đây
Tải Phụ lục IV. Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện, GCNKNCM cho thuyền viên Việt Nam đã có GCNKNCM do cơ quan có thầm quyền nước ngoài cấp: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?