Để đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay trong khai thác đá thì những hành vi nào bị cấm?

Cho tôi hỏi khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay để khai thác đá thì những hành vi nào bị cấm để đảm bảo an toàn lao động? Câu hỏi của anh N.D.C (Khánh Hòa).

Để đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay trong khai thác đá thì những hành vi nào bị cấm?

Căn cứ Điều 9 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

An toàn khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay
1. Khi khoan lỗ mìn bằng máy khoan khi ép cầm tay, người thợ khoan phải đứng trên mặt tầng ổn định. Không được đứng khoan trên sườn núi cheo leo, trường hợp khoan để mở tầng cũng phải tạo thành chỗ đứng có chiều rộng ít nhất 1m.
2. Trước khi khoan, phải cậy bẩy hết những tảng đá treo phía trên. Không được làm việc ở chỗ mà đá phía trên có khả năng sụt lở. Khi khoan, người vận hành máy khoan phải đứng quay lưng về phía trước chiều gió và phải có biện pháp chống bụi.
3. Người thợ khoan phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ. Khi mở lỗ khoan phải cho máy quay chậm và tăng tốc độ dần đến ổn định. Cấm dùng tay giữ choòng khi khoan mở lỗ.
4. Khi máy khoan làm việc phải giữ búa bằng tay. Cấm dùng chân giữ búa.
Choòng khoan phải có chiều dài thích hợp sao cho búa khoan ở dưới tầm ngực người sử dụng.
5. Không được đặt đường dây dẫn khí ép từ trên xuống trong tuyến đang khoan. Khi di chuyển máy khoan và dây dẫn phải đề phòng đá rơi vào người.

Như vậy, để đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay trong khai thác đá thì cấm những hành vi như sau:

- Cấm dùng tay giữ choòng khi khoan mở lỗ.

- Cấm dùng chân giữ búa.

Để đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay trong khai thác đá thì những hành vi nào bị cấm?

Để đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay trong khai thác đá thì những hành vi nào bị cấm? (Hình từ Internet)

Làm công việc khai thác đá thì ai phải được huấn luyện về sơ cấp cứu?

Căn cứ Điều 30 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.

Theo đó, người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.

Bảo đảm về nước uống cho người lao động làm công việc khai thác đá như thế nào?

Căn cứ Điều 31 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Đảm bảo các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Nước uống
1.1. Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.
1.2. Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.
1.3. Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.
2. Vệ sinh thực phẩm
2.1. Không được cất giữ thức ăn hoặc tổ chức ăn, uống ở những nơi tiếp xúc với các chất, khí hoặc bụi độc hại.
2.2. Thức ăn phải được cất giữ ở những nơi sạch sẽ và có lán che.
3. Nơi thay quần áo và tắm giặt
3.1. Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
3.2. Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
3.3. Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
3.4. Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
4. Nhà vệ sinh
Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên. Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.

Như vậy, khi sử dụng lao động làm công việc khai thác đá cho mình thì người sử dụng lao động phải bảo đảm an toàn về nước uống như sau:

- Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.

- Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.

- Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có phải hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ cử người giám sát thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Lao động tiền lương
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thế nào về an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Để bảo đảm an toàn lao động khi cấp dỡ tải đối với toa xe trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi gì?
Lao động tiền lương
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng máy vận thăng theo Quy chuẩn kỹ thuật?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn lao động
633 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào