Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành Lưu trữ gồm những gì?
Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành Lưu trữ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 916/QĐ-BNV năm 2016, đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành Lưu trữ Bộ Nội Vụ gồm:
- Tuyệt đối giữ gìn bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước trong thực hiện công tác lưu trữ; luôn cảnh giác, không để kẻ gian lợi dụng sơ hở để nắm được bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan.
- Nghiêm cấm chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
- Nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
- Nghiêm cấm mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
- Nghiêm cấm sử dụng tài liệu lưu trữ vào Mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nghiêm cấm mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép.
- Thường xuyên học tập và rèn luyện nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của viên chức, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Trung thực, khách quan, đoàn kết, khiêm tốn, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Tâm huyết với nghề, tận tụy, trách nhiệm với công việc, thận trọng, tỉ mỉ, cẩn thận trong công tác lưu trữ.
- Thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc tự phê bình và phê bình.
Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành Lưu trữ gồm những gì?
Những việc phải làm trong ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ được giao của viên chức ngành Lưu trữ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 916/QĐ-BNV năm 2016 quy định về ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ được giao như sau:
Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ được giao
1. Những việc phải làm
a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của viên chức;
b) Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;
c) Thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và bảo mật;
d) Chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
đ) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, Điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
e) Giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
g) Sử dụng trang phục, đeo thẻ viên chức đúng quy định;
h) Nâng cao cảnh giác, không để lộ, lọt, mất bí mật nhà nước và bí mật công tác; không tùy tiện cho người không có trách nhiệm mượn, sao chụp tài liệu; không được tiêu hủy tài liệu khi không được phép; tác phong chuyên nghiệp, giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khoa học, đúng thẩm quyền;
i) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
...
Theo đó, những việc phải làm trong ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ được giao của viên chức ngành Lưu trữ là:
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của viên chức;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;
- Thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và bảo mật;
- Chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
- Đóng góp ý kiến trong hoạt động, Điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
- Giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
- Sử dụng trang phục, đeo thẻ viên chức đúng quy định;
- Nâng cao cảnh giác, không để lộ, lọt, mất bí mật nhà nước và bí mật công tác; không tùy tiện cho người không có trách nhiệm mượn, sao chụp tài liệu; không được tiêu hủy tài liệu khi không được phép; tác phong chuyên nghiệp, giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khoa học, đúng thẩm quyền;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
Viên chức ngành Lưu trữ không được làm những gì trong ứng xử với cơ quan, tổ chức, cá nhân?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 916/QĐ-BNV năm 2016 quy định về ứng xử đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:
Ứng xử đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
...
2. Những việc không được làm
a) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân;
b) Cố ý kéo dài thời gian khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Có thái độ không đúng mực; gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, những việc viên chức ngành Lưu trữ không được làm trong ứng xử với cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm:
- Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân;
- Cố ý kéo dài thời gian khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Có thái độ không đúng mực; gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?