Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản thì đánh giá xếp loại chất lượng như thế nào? Kết quả đánh giá xếp loại được sử dụng để làm gì?

Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
...

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?

Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?

Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng để làm gì?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định:

Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức và viên chức.

Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức và viên chức?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định:

Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức về đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Nội dung Quy chế phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ % mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu và không trái với nguyên tắc đánh giá, xếp loại cán bộ của cấp có thẩm quyền.
2. Kết quả đánh giá của các năm trước năm 2020 được tính liên tục để áp dụng các quy định có liên quan đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ để tổng hợp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm.
4. Bộ Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương và công khai kết quả tổng hợp đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức và viên chức.

Đánh giá xếp loại chất lượng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 90 2020 về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ công chức viên chức: Tiêu chí ý thức tổ chức kỷ luật như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chí chung về chính trị tư tưởng để đánh giá xếp loại chất lượng CBCCVC như thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 90 đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ công chức viên chức về tiêu chí kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng người lao động mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với Đảng viên là CBCCVC theo những bước nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức, viên chức bị đánh giá xếp loại chất lượng như thế nào khi bị kỷ luật hành chính?
Lao động tiền lương
Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng để làm gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá xếp loại chất lượng
513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại chất lượng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá xếp loại chất lượng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào