Đánh giá kết quả xác định khả năng chịu nước kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ ra sao?
- Đánh giá kết quả xác định khả năng chịu nước kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ ra sao?
- Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được quy định ra sao?
- Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được bao gói như thế nào?
Đánh giá kết quả xác định khả năng chịu nước kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ ra sao?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.5.4 tiết 7.5 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Xác định khả năng chịu nước
7.5.1. Thiết bị, dụng cụ
- Thiết bị ngâm nước chuyên dụng để xác định thời gian chịu nước của kíp có khả năng nâng áp suất nước bên trong lên áp suất trên 0,2 MPa (2,0 bar);
- Thiết bị thử cường độ nổ chuyên dụng của kíp;
- Máy đo thời gian chuyên dụng, độ phân giải 10-6 s.
7.5.2. Chuẩn bị mẫu thử
- Số lượng: 10 kíp;
- Mẫu đã kiểm tra kích thước đạt yêu cầu theo quy định nêu tại Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
7.5.3. Tiến hành thử
- Nhẹ nhàng cuốn dây dẫn tín hiệu nổ của mẫu thử thành cuộn, kích thước phù hợp với kích thước bình nước, dùng dây buộc cố định. Lần lượt cho mẫu thử vào bình đến hết số lượng thử, đậy nắp bình và vặn chặt. Dùng bơm không khí bơm khí vào bình kín, nâng áp suất của bình lên đến áp suất 0,2 MPa (2,0 bar), thì bắt đầu tính thời gian;
- Khi thời gian đủ 8 h, lấy mẫu ra khỏi thùng nước, lau khô mẫu.
- Tiến hành đo thời gian giữ chậm của kíp.
7.5.4. Đánh giá kết quả
Mẫu thử đạt yêu cầu khi toàn bộ kíp phát nổ và đo thời gian giữ chậm đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu theo quy định. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt yêu cầu thì kết luận lô hàng có khả năng chịu nước không đạt yêu cầu.
Theo đó, đánh giá kết quả xác định khả năng chịu nước kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò như sau:
- Mẫu thử đạt yêu cầu khi toàn bộ kíp phát nổ và đo thời gian giữ chậm đạt yêu cầu theo quy định.
- Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu theo quy định.
- Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt yêu cầu thì kết luận lô hàng có khả năng chịu nước không đạt yêu cầu.
Đánh giá kết quả xác định khả năng chịu nước kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ ra sao?
Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được quy định ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ, chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ được quy định tại Bảng 1 như sau:
Bảng 1. Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
1 | Cường độ nổ | Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp | |
2 | Đường kính ngoài kíp | mm | Từ 7,0 đến 7,5 |
3 | Đường kính dây dẫn tín hiệu nổ | mm | 3,0 ± 0,2 |
4 | Tốc độ dẫn nổ | m/s | Không nhỏ hơn 1 600 |
5 | Độ bền mối ghép miệng (khả năng chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 min, dây dẫn tín hiệu nổ không bị xê dịch mắt thường nhìn thấy được hoặc tụt khỏi nút cao su ở đầu ống kíp) | kg | 2,0 |
6 | Khả năng chịu nước, độ sâu 20,0 m (tương đương 2,0 atm) | h | 8 |
7 | Thời gian giữ chậm | ms | 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175, 200, 250, 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800, 900, 1 025, 1 125, 1 225, 1 440, 1 675, 1 950, 2 275, 2 650, 3 050, 3 450, 3 900, 4 350, 4 600, 5 500, 6 400, 7 400, 8 500, 9 600 hoặc theo đặt hàng |
8 | Khả năng chịu chấn động | Kíp không phát nổ, không hư hỏng kết cấu khi thử trên máy thử chấn động chuyên dụng |
Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được bao gói như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Bao gói, ghi nhãn
6.1. Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ được bao gói trong hộp giấy, túi PE và bảo quản trong hòm gỗ hoặc hộp cacton theo quy định tại QCVN 01:2019/BCT và các quy định của pháp luật hiện hành về bao gói vật liệu nổ công nghiệp.
6.2. Thực hiện ghi nhãn kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và QCVN 01:2019/BCT.
Như vậy, kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được bao gói trong hộp giấy, túi PE và bảo quản trong hòm gỗ hoặc hộp cacton theo quy định về bao gói vật liệu nổ công nghiệp.
Lưu ý: QCVN 12-22:2023/BCT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?