Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí nào?
- Giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức cần phải có tiêu chuẩn gì?
- Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí nào?
- Thu thập ý kiến đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức từ ai?
- Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức theo các mức độ như thế nào?
Giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức cần phải có tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn đối với giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó bằng cấp phải có để trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như sau:
- Đối với giảng viên cao cấp: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Đối với giảng viên chính: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Đối với giảng viên: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên
Tiêu chí đánh giá
...
3. Giảng viên:
a) Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
b) Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
c) Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
d) Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
đ) Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
e) Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
...
Theo đó đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí sau:
- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
- Hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
- Thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
- Có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
- Đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
- Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
Thu thập ý kiến đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức từ ai?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về việc thu thập ý kiến đánh giá như sau:
Việc thu thập ý kiến đánh giá
1. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên khóa bồi dưỡng đối với các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 24 Thông tư này.
2. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đối với nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
3. Thu thập ý kiến đánh giá của cựu học viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với các nội quy định tại khoản 6 Điều 24 Thông tư này. Việc thu thập ý kiến được tiến hành sau tối thiểu 06 tháng trở lên đến tối đa 12 tháng kể từ khi khóa bồi dưỡng kết thúc.
4. Việc thu thập ý kiến đánh giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tiến hành vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng.
Theo đó thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên khóa bồi dưỡng đối với việc đánh giá giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức.
Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức theo các mức độ như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định tùy theo mức độ đạt được của chỉ số đánh giá chung đối với từng nội dung, kết quả đánh giá được phân loại vào các mức tương ứng như sau:
Chỉ số đánh giá chung | Mức đánh giá |
1 chỉ số < 2.0 | Không đạt |
2.0 chỉ số < 3.0 | Đạt |
3.0 chỉ số < 4.0 | Khá |
4.0 chỉ số < 5.0 | Tốt |
Chỉ số = 5 | Rất tốt |
Thông tư 3/2023/TT-BNV có hiệu lực kể từ 15/6/2023.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?