Đăng kiểm viên đường sắt được từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp nào?
Đăng kiểm viên đường sắt được từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyền hạn của đăng kiểm viên
1. Yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật và bảo đảm các Điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm.
2. Bảo lưu và báo cáo lãnh đạo cấp trên các ý kiến khác với quyết định của lãnh đạo phụ trách trực tiếp về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm theo quy định.
4. Từ chối thực hiện kiểm tra nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Theo đó, đăng kiểm viên đường sắt có quyền từ chối thực hiện kiểm tra trong các trường hợp sau đây:
- Công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận;
- Khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Đăng kiểm viên đường sắt được từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên đường sắt chịu trách nhiệm trước ai?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của đăng kiểm viên
1. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công.
2. Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Theo đó, đăng kiểm viên đường sắt chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công.
Đăng kiểm viên đường sắt cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của đăng kiểm viên
1. Đối với đăng kiểm viên đường sắt
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
c) Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;
d) Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng.
2. Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Có thời gian giữ hạng đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 05 (năm) năm;
b) Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.
Theo đó, để trở thành đăng kiểm viên đường sắt thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với đăng kiểm viên đường sắt:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;
+ Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng.
Trong trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng.
- Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao:
+ Có thời gian giữ hạng đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 05 năm;
+ Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.
Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Chương trình tập huấn nghiệp vụ
1. Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt bao gồm:
a) Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
c) Các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
2. Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao bao gồm các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Căn cứ vào nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt và đăng kiểm viên đường sắt bậc cao theo các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam:
a) Ban hành chương trình, tài liệu tập huấn nghiệp vụ;
b) Tổ chức thực hiện tập huấn nghiệp vụ;
c) Ban hành Quyết định công nhận đã hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ.
Theo đó, chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt bao gồm những nội dung sau đây:
- Đối với đăng kiểm viên đường sắt:
+ Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan;
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
+ Các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;
+ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao: các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?