Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là gì?
Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là gì?
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động và bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động bao gồm:
- Người trong độ tuổi lao động: Đây là nhóm chính, bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên và chưa đến tuổi nghỉ hưu, có khả năng làm việc và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh tế.
- Người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn làm việc: Bao gồm những người đã vượt quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc trong các ngành kinh tế.
Nguồn lao động của Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm chính như sau:
- Số lượng lao động dồi dào: Việt Nam có một lực lượng lao động khá lớn, với hơn 50 triệu người trong độ tuổi lao động. Điều này tạo ra một nguồn nhân lực phong phú cho các ngành kinh tế.
- Cơ cấu lao động trẻ: Đa số lực lượng lao động ở Việt Nam là người trẻ, với độ tuổi trung bình dưới 40. Điều này mang lại lợi thế về sức khỏe và khả năng học hỏi, thích nghi với công nghệ mới.
- Chất lượng lao động chưa đồng đều: Mặc dù có nhiều lao động, nhưng chất lượng lao động chưa đồng đều giữa các vùng miền. Ở các khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, trong khi ở các thành phố lớn, lao động có trình độ và kỹ năng cao hơn.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng, nhờ vào các chương trình đào tạo và chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này phản ánh sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế Việt Nam.
- Tính linh hoạt và thích ứng cao: Người lao động Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện làm việc mới và sẵn sàng học hỏi để nâng cao kỹ năng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền trái pháp luật thế nào?
Theo khoản 6 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung
...
đ) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền của người lao động trái pháp luật quy định tại khoản 6 Điều này;
...
Theo đó doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền của người lao động trái phép thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 50 - 70 triệu đồng với mỗi người vi phạm nhưng không quá 200 triệu đồng.
Ngoài ra, đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền của người lao động trái pháp.
Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền trái pháp luật thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phải khắc phục hậu quả bằng cách nào?
Theo điểm đ khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
đ) Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm a khoản 8 Điều này;
...
Theo đó doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền trái pháp luật thì khắc phục hậu quả bằng việc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?