Đã tăng lương cho công chức viên chức bao nhiêu sau khi thay đổi mức lương cơ sở?
Đã tăng lương cho công chức viên chức bao nhiêu sau khi thay đổi mức lương cơ sở?
Tiền lương của công chức viên chức được tính như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông 07/2024/TT-BNV)
Trước 1/7/2024: Mức lương cơ sở được áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (văn bản đã hết hiệu lực). Do đó, lương của công chức viên chức là:
Tiền lương = 1,8 triệu x Hệ số lương
Từ 1/7/2024: Mức lương cơ sở được áp dụng là 2,34 triệu đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Do đó, lương của công chức viên chức là:
Tiền lương = 2,34 triệu x Hệ số lương
Theo đó, từ 1/7/2024 lương công chức viên chức được tăng, mức tăng được tính như sau:
Mức tăng = 540.000 x Hệ số lương
(Bởi vì hệ số lương được áp dụng trước và sau 1/7/2024 không thay đổi và được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Như vậy, tăng lương cho công chức viên chức bao nhiêu sau khi thay đổi mức lương cơ sở từ 1/7/2024 sẽ phụ thuộc vào hệ số lương của mỗi người và được xác định bằng công thức như trên.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ.
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ.
Đã tăng lương cho công chức viên chức bao nhiêu sau khi thay đổi mức lương cơ sở? (Hình từ Internet)
Có tăng tiền đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất khi CCVC được tăng lương không?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
7. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:
a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;
b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Theo đó, CCVC được tăng lương dẫn đến tiền lương tháng đóng BHXH sẽ tăng.
Như vậy, sẽ tăng tiền đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất khi CCVC được tăng lương.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của CCVC là khoản tiền nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
...
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của CCVC là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?