Copilot là gì? Copilot có tác động đến việc làm hay không?
Copilot là gì? Copilot có tác động đến việc làm hay không?
Copilot là một công cụ AI được tích hợp vào các ứng dụng như Microsoft 365 để hỗ trợ người dùng trong công việc hàng ngày. Về tác động đến việc làm, Copilot có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực:
- Tăng năng suất: Copilot giúp người dùng hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ví dụ, nó có thể giúp viết tài liệu, trả lời email, và tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
- Giảm bớt công việc lặp đi lặp lại: Copilot có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp người dùng tập trung vào các công việc sáng tạo và chiến lược hơn.
- Nâng cao kỹ năng: Copilot cung cấp hỗ trợ trong việc viết, thiết kế, lập trình, và phân tích dữ liệu, giúp nâng cao kỹ năng của nhân viên.
Tác động tiêu cực:
- Thay thế công việc: Một số công việc có thể bị thay thế bởi tự động hóa, đặc biệt là những công việc lặp đi lặp lại hoặc có tính chất thủ công.
- Yêu cầu kỹ năng mới: Nhân viên có thể cần học thêm các kỹ năng mới để làm việc hiệu quả với các công cụ AI như Copilot.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Copilot là gì? Copilot có tác động đến việc làm hay không? (Hình từ Internet)
Mục tiêu AI (trí tuệ nhân tạo) của Việt Nam đến năm 2030 thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cụ thể mục tiêu đến năm 2030
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
+ Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
+ Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
Mức lương tối thiểu của người lao động có được trả dựa vào vị trí việc làm không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Quy định trên cũng đã nêu rõ mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, mức lương tối thiểu hiện nay sẽ không trả cho người lao động dựa theo vị trí công việc, tuy nhiên mức lương tối thiểu này không được thấp hơn quy định trên. Đồng thời, mức lương của người lao động sẽ được thỏa thuận với người sử dụng lao động theo năng lực, vị trí việc làm,... sẽ trả cho người lao động mức lương phù hợp.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?