Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Q.P (Bình Dương).

Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các trường hợp công ty tạm dừng đóng BHXH như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, khi rơi vào 2 trường hợp sau đây thì công ty được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, cụ thể:

- Trong trường hợp công ty gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và công ty không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

- Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, công ty và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định.

Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

Điều kiện để công ty được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về cụ thể hơn về điều kiện như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

Như vậy, bên cạnh thuộc trường hợp tạm dừng đóng BHXH thì công ty cần phải đáp ứng đủ điều kiện nên trên mới được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bao lâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về thời gian tạm dừng như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian công ty tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Hết thời hạn tạm dừng đóng thì công ty và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Tham khảo thêm Mẫu đơn xin tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất: TẢI VỀ

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
NSDLĐ có phải đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Xác định thời hạn đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng BHXH như thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian tạm dừng đóng BHXH bắt buộc tối đa là bao lâu?
Lao động tiền lương
Tạm dừng đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, người sử dụng lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Có mấy trường hợp người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không phải đóng lãi?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không phải đóng lãi?
Lao động tiền lương
Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Có tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
657 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào