Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?

Theo quy định hiện hành thì công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?

Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thông qua các hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động.

Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?

Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?

Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
...

Đồng thời tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Kỳ hạn trả lương
...
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, về nguyên tắc công ty phải trả lương đúng hạn theo như đã thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng mà công ty đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn cho người lao động thì có thể trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đến kỳ trả lương theo thỏa thuận.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Theo đó, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được quy định cụ thể là:

- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động: 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;

- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;

- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án: 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Chậm trả lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty chậm trả lương, nợ lương người lao động trong thời gian dài sẽ bị xử lý thế nào?
Lao động tiền lương
NLĐ không được nghỉ việc ngang dù không được trả lương đúng hạn trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Nhận lương chậm bao nhiêu ngày thì NLĐ được trả thêm tiền lãi?
Lao động tiền lương
Công ty được phép chậm trả lương cho người lao động trong mọi trường hợp vì lý do bất khả kháng đúng không?
Lao động tiền lương
Công ty chậm trả lương, người lao động có được nhận thêm tiền lãi hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo chậm trả lương cho người lao động mới nhất hiện nay có dạng như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động tối đa bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Công ty được nợ lương nhân viên trong bao lâu? Công ty được nợ lương nhân viên vượt quá số ngày quy định thì bị phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Mức đền bù mà người lao động nhận được khi công ty chậm trả lương từ 15 ngày trở lên là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động trong thời gian bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chậm trả lương
739 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào