Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
...
Như vậy, người sử dụng lao động (công ty) có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp công ty không thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Công ty có phải thanh toán chi phí không năm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Công ty không thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu hoặc cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
c) Không tạm ứng chi phí sơ cứu, chi phí cấp cứu hoặc không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
...
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có hành vi không thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động có BHYT từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu - 4 triệu đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi người lao động được điều trị ổn định.
Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức (công ty) thì mức phạt sẽ tăng gấp 02. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như thế nào được xem là tai nạn lao động?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về giải thích từ ngữ “Tai nạn lao động”, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
…
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
...
Theo đó, tai nạn lao động là tai nạn là tai nạn gây ra tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể và nó phải gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ về tai nạn lao động theo quy định pháp luật khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?