Công ty có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu hay không?
Công ty có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu hay không?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp như sau:
Các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, công ty có quyền yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu.
Công ty có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu hay không?
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
2. Vật chứng, tài liệu có liên quan.
3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
4. Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
5. Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
6. Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
7. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
9. Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn điều tra.
Theo đó, hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm có:
- Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
- Vật chứng, tài liệu có liên quan.
- Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
- Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
Thẩm quyền thành lập đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp là ai?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
Thẩm quyền thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp do:
a) Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp vượt quá khả năng điều tra của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp do lãnh đạo Bộ Y tế thành lập đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, tùy theo trường hợp mà thẩm quyền thành lập đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp sẽ thuộc về các đối tượng sau:
- Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành.
- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?