Công nhân trước khi vận hành băng tải xuống xà lan trong chế biến đá phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Công nhân trước khi vận hành băng tải xuống xà lan trong chế biến đá phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 25 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
An toàn trong vận hành băng tải xuống xà lan
1. Công nhân trước khi vận hành phải thực hiện các bước kiểm tra hệ thống điện; bơm nước dưới hầm, làm vệ sinh phía dưới cửa xả, băng tải.
2. Chạy không tải để kiểm tra các bộ phận như con lăn, mức độ ổn định của băng tải, sự làm việc của xích tải đảm bảo chuyển động êm, sự rò rỉ của dầu bôi trơn, hệ thống căn băng tải và hệ thống kiểm soát quay.
3. Khởi động hệ thống thủy lực để kiểm tra bộ phận nâng hạ và bảo quản quay băng tải.
4. Trước khi đóng băng tải phải cho băng tải chạy hết liệu trên băng.
5. Người vận hành phải luôn luôn quan sát hoạt động của băng tải để điều chỉnh băng tải đá, xuống xà lan (ghe bầu) phù hợp, nhằm tránh làm xà lan, ghe bầu bị nghiêng gây nguy hiểm.
6. Việc tưới ướt đá được điều chỉnh bằng rơ le thời gian để tưới. Lưu lượng, áp suất phun được điều chỉnh tùy thuộc vào độ ẩm ban đầu của đá.
7. Trong lúc vận hành nếu có sự cố của hệ thống hoặc do người ngừng cấp đá xuống xà lan, người vận hành phải tắt máy theo thứ tự ngược lại lúc khởi động nhằm tránh hiện tượng băng tải có đá chạy ngược về phía dưới hầm gây ùn tắc rơi, đổ dá xuống hầm.
8. Cấm để người đứng dưới hoặc đi qua lại bên dưới cần băng tải.
Như vậy, trước khi vận hành băng tải xuống xà lan trong chế biến đá thì công nhân phải thực hiện các bước kiểm tra hệ thống điện; bơm nước dưới hầm, làm vệ sinh phía dưới cửa xả, băng tải.
Công nhân trước khi vận hành băng tải xuống xà lan trong chế biến đá phải thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Chăm sóc sức khỏe của người lao động làm công việc chế biến đá như thế nào?
Căn cứ Điều 30 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.
Như vậy, người lao động làm các công việc khai thác và chế biến đá sẽ được chăm sóc sức khỏe theo quy định trên.
Nơi thay quần áo của người lao động làm công việc chế biến đá phải được đảm bảo như thế nào?
Căn cứ Điều 31 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Đảm bảo các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Nước uống
1.1. Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.
1.2. Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.
1.3. Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.
2. Vệ sinh thực phẩm
2.1. Không được cất giữ thức ăn hoặc tổ chức ăn, uống ở những nơi tiếp xúc với các chất, khí hoặc bụi độc hại.
2.2. Thức ăn phải được cất giữ ở những nơi sạch sẽ và có lán che.
3. Nơi thay quần áo và tắm giặt
3.1. Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
3.2. Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
3.3. Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
3.4. Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
4. Nhà vệ sinh
Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên. Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.
Như vậy, khi sử dụng lao động làm công việc chế biến đá cho mình thì người sử dụng lao động phải bảo đảm an toàn về nơi thay quần áo như sau:
- Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
- Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
- Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
- Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?