Công nhân quốc phòng có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi gia đình gặp thiên tai hay không?
Công nhân quốc phòng có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi gia đình gặp thiên tai hay không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP có quy định như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Điều kiện và mức trợ cấp
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Gia đình gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở vì lý do nêu trên, được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên; được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần;
...
Theo quy định trên, người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất gia đình gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở vì lý do nêu trên.
Như vậy, công nhân quốc phòng được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi gia đình gặp thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở với mức trợ cấp là 3.000.000 đồng/suất/lần.
Công nhân quốc phòng có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi gia đình gặp thiên tai hay không? (Hình từ Internet)
Những loại phụ cấp, trợ cấp mà công nhân quốc phòng được hưởng là gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
...
2. Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Như vậy công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp công vụ (Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước);
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó thì công nhân quốc phòng còn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP.
Những nghĩa vụ của công nhân quốc phòng theo quy định hiện nay?
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
g) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.
Như vậy, công nhân quốc phòng phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định như trên.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?