Công nghiệp bán dẫn là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?

Công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại? Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và 2050 là gì?

Công nghiệp bán dẫn là gì?

Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực sản xuất và phát triển các thiết bị điện tử sử dụng vật liệu bán dẫn để điều khiển dòng điện. Đây là một ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác.

Theo đó, chất liệu bán dẫn phổ biến nhất hiện nay là Silicon, ngoài ra các vật liệu khác như gallium arsenide, germanium cũng được sử dụng trong một số ứng dụng. Sản phẩm của công nghiệp bán dẫn là các transistor (thành phần cơ bản trong mạch điện tử), chip vi xử lý và mạch tích hợp IC,...

Hiện nay, công nghiệp bán dẫn đang trải qua sự chuyển mình mạnh mẽ với sự gia tăng nhu cầu về thiết bị điện tử thông minh và kết nối. Các xu hướng như 5G, AI và điện tử tự động hóa đang thúc đẩy sự phát triển và đổi mới trong lĩnh vực này.

Do đó, ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024, phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”.

Chương trình này nhằm mục tiêu nâng cao đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, phù hợp với xu thế toàn cầu.

*Thông tin có tính chất tham khảo.

Công nghiệp bán dẫn là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?

Công nghiệp bán dẫn là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Điều 1 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 quy định, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 bao gồm các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:

Về mục tiêu chung:

- Đến năm 2030:

+ Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn;

+ Từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn;

+ Trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

- Đến năm 2050:

+ Việt Nam có đội ngũ nhân lực manh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu;

+ Việt Nam đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Về mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2030:

+ Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó:

(1) Đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh;

(2) Đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn;

(3) Đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

+ Đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

+ Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 03 miền Bắc, Trung và Nam.

- Đến năm 2050:

+ Đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị;

+ Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Kinh phí thực hiện Chương trình 1017 đến từ những nguồn nào?

Tại Mục 4 Điều 1 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ:

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
...

Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình 1017 được bảo đảm bố trí từ các nguồn sau đây:

- Ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Ngành công nghiệp bán dẫn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?
Lao động tiền lương
Thủ tướng: Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Ngành công nghiệp bán dẫn học trường nào? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 là gì?
Lao động tiền lương
Các cơ sở đào tạo phải khẩn trương xây dựng đề án đề xuất tham gia Chương trình 1017, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Năm 2025, các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn?
Lao động tiền lương
Công nghiệp bán dẫn là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?
Lao động tiền lương
Chương trình 1017 là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngành công nghiệp bán dẫn
163 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công nghiệp bán dẫn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành công nghiệp bán dẫn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào