Cộng dồn thời gian nghỉ 1 tiếng hưởng chế độ thai sản của nhiều ngày để nghỉ 1 lần được không?
- Lao động nữ đã nghỉ hưởng 04 tháng chế độ thai sản có được đi làm sớm hay không?
- Cộng dồn thời gian nghỉ 1 tiếng hưởng chế độ thai sản của nhiều ngày để nghỉ 1 lần được không?
- Có bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc không?
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Lao động nữ đã nghỉ hưởng 04 tháng chế độ thai sản có được đi làm sớm hay không?
Trong điều kiện bình thường lao động nữ sẽ có thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.
Nếu muốn đi làm trước thời gian này, lao động nữ phải đáp ứng được điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Nghỉ thai sản
...
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, lao động nữ muốn đi làm sớm sau thai sản phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
- Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng hưởng chế độ thai sản;
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;
- Được người sử dụng lao động đồng ý.
Như vậy, lao động nữ đã nghỉ hưởng 04 tháng chế độ thai sản sẽ được đi làm sớm nếu có xác nhận của cơ quan y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý.
Cộng dồn thời gian nghỉ 1 tiếng hưởng chế độ thai sản của nhiều ngày để nghỉ 1 lần được không? (Hình từ Internet)
Cộng dồn thời gian nghỉ 1 tiếng hưởng chế độ thai sản của nhiều ngày để nghỉ 1 lần được không?
Tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ mỗi ngày 1 tiếng trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Quy định này được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
...
Theo đó, mục đích của chế độ nghỉ mỗi ngày 1 tiếng trong thời gian làm việc của lao động nữ là cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Vì thế, lao động nữ không được cộng dồn thời gian nghỉ 1 tiếng hưởng chế độ thai sản của nhiều ngày để nghỉ 1 lần.
Có bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc không?
Tại khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
...
Theo đó, khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
Như vậy, tùy theo số lượng người lao động nữ để xác định có lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ. Nếu doanh nghiệp dưới 1000 người lao động nữ thì không bắt buộc phải lắp phòng vắt, trữ sữa mẹ.
Nếu doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Tại khoản 4 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
...
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó thời giờ nghỉ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?