Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm bằng các hình thức nào?

Hằng năm công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính bằng những hình thức gì? Các nhiệm vụ gì được sử dụng tài chính công đoàn?

Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm bằng các hình thức nào?

Theo Điều 34 Luật Công đoàn 2024 quy định thì công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành công đoàn, đồng thời phải công khai bằng một trong các hình thức sau đây:

- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;

- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan;

- Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm;

- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm bằng các hình thức nào?

Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Các nhiệm vụ gì được sử dụng tài chính công đoàn?

Theo khoản 2 Điều 31 Luật Công đoàn 2024 quy định tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc cho đoàn viên công đoàn, người lao động;

- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, khó khăn,hoạn nạn; tổ chức hoạt động chăm lo khác đối với đoàn viên công đoàn và người lao động;

- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và xây dựng Công đoàn vững mạnh;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;

- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp phát động;

- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch cho đoàn viên công đoàn và người lao động;

- Khen thưởng, động viên người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

- Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật;

- Hoạt động bảo đảm bình đẳng giới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn;

- Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Công đoàn;

- Chi quản lý hành chính để phục vụ hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp, hoạt động hợp tác quốc tế của Công đoàn;

- Trả lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp hoạt động cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

- Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;

- Hỗ trợ công đoàn cơ sở nơi được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn quy định tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 để chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động;

- Hoạt động xã hội do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp;

- Nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công đoàn?

Theo Điều 10 Luật Công đoàn 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như:

- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.

- Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Sa thải, kỷ luật,đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;

+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;

+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;

+ Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn;

+ Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;

+ Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;

+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.

- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật.

- Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.

- Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

- Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Đi đến trang Tìm kiếm - Tài chính công đoàn
58 lượt xem
Tài chính công đoàn
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cơ quan nào ban hành chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn?
Lao động tiền lương
Có kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tại công đoàn các cấp không?
Lao động tiền lương
Sử dụng tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Công khai tài chính công đoàn theo các hình thức nào từ 1/7/2025?
Lao động tiền lương
Công khai tài chính công đoàn tại đâu? Tài chính công đoàn bao gồm những nguồn nào?
Lao động tiền lương
Tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Tài chính công đoàn có được trích ra để khen thưởng cho con của người lao động có thành tích trong học tập không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi tài chính công đoàn định kỳ bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm bằng các hình thức nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ dự toán tài chính công đoàn năm 2025 như thế nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài chính công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài chính công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào