Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những hành vi nào?
Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cư tại Điều 11 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy định:
Quan hệ với tập sự hành nghề công chứng
1. Công chứng viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
c) Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
d) Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Theo đó, công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:
- Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
- Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
- Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những hành vi nào?
Công chứng viên hướng dẫn tập sự có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên hướng dẫn tập sự
1. Hướng dẫn người tập sự các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công; chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
3. Xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự; nhận xét, đánh giá về việc tập sự trong Báo cáo kết quả tập sự của người tập sự và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan trong việc xác nhận, nhận xét, đánh giá của mình.
4. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng và Thông tư này.
Theo đó, công chứng viên hướng dẫn tập sự có 04 quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Hướng dẫn người tập sự các nội dung tập sự.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công; chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
- Xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự; nhận xét, đánh giá về việc tập sự trong Báo cáo kết quả tập sự của người tập sự và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan trong việc xác nhận, nhận xét, đánh giá của mình.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và Thông tư 08/2023/TT-BTP.
Cơ quan nào có trách nhiệm phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định:
Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?