Công chức viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước tối đa bao lâu?
Công chức viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước tối đa bao lâu?
Theo Điều 36 Quy chế kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định:
Công chức, viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Nghỉ không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng chỉ được xem xét giải quyết tối đa 02 tháng trong một năm, trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn nghỉ.
2. Công chức, viên chức được cho nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khóa học, phải cam kết thực hiện các quy định của pháp luật, cơ sở đào tạo và phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
3. Công chức, viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng phải làm đơn xin nghỉ và được Thủ trưởng quản lý trực tiếp xem xét; kiểm tra, xác nhận rõ nội dung, mục đích lý do xin nghỉ, đồng thời Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét phê duyệt. Thủ trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp ra Quyết định và giải quyết chế độ nghỉ không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó công chức viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo bồi dưỡng chỉ được xem xét giải quyết tối đa 02 tháng trong một năm, trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn nghỉ.
Xem thêm: Người lao động được nghỉ không hưởng lương bao lâu?
Công chức viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo bồi dưỡng ở trong nước của Kiểm toán nhà nước thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định:
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Lý luận chính trị.
b) Kiến thức quốc phòng và an ninh.
c) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
d) Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
đ) Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
e) Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; chứng chỉ ACCA, CPA Australia.
g) Các kiến thức, kỹ năng khác.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng quản lý, lãnh đạo.
b) Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán.
c) Kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kiến thức khác.
d) Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó các nội dung đào tạo bồi dưỡng ở trong nước bao gồm:
- Kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; chứng chỉ ACCA, CPA Australia.
- Các kiến thức, kỹ năng khác.
Công chức viên chức của Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm chung thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định công chức, viên chức thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, người lao động và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế, quy trình, chuẩn mực của Kiểm toán Nhà nước.
Công chức viên chức có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước cấp quản lý trực tiếp về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao;
- Phối hợp với công chức, viên chức, người lao động khác có liên quan để giải quyết công việc; báo cáo Lãnh đạo phòng hoặc Lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ và các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, vượt quá thẩm quyền, mới phát sinh hoặc có vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp;
- Chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và pháp luật về hoạt động kiểm toán. Khi tham gia kiểm toán, thực hiện đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, Quy định về Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước. Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán dưới mọi hình thức;
- Khi Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước yêu cầu làm việc trực tiếp, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung làm việc. Sau khi làm việc xong, công chức, viên chức, người lao động báo cáo lại với Thủ trưởng đơn vị các nội dung làm việc với Lãnh đạo KTNN (trừ trường hợp Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước yêu cầu không phải báo cáo);
- Quản lý, lưu giữ, bảo quản đầy đủ hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Kiểm toán nhà nước, trước Thủ trưởng đơn vị nếu để mất, thất lạc hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?