Công chức, viên chức nào được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Tôi thắc mắc là công chức, viên chức nếu vi phạm thì có trường hợp nào họ được miễn xử lý kỷ luật hay không? Câu hỏi của anh Quốc (Lâm Đồng).

Đối với việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức cần tuân theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Như vậy khi xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức những người đang làm việc cho Nhà nước cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trên nhằm mang đến một bộ máy vận hành khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh và đúng pháp luật.

Công chức, viên chức nào được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Miễn trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức (Hình từ Internet)

Hành vi nào của công chức viên chức bị xử lý kỷ luật?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Khi công chức, viên chức vi phạm những hành vi trên. Tuỳ theo mức độ sẽ bị áp dụng những hình thức xử lý kỷ luật phù hợp.

Công chức, viên chức nào được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Như vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Nếu công chức, viên chức rơi vào 4 trường hợp như trên sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.

Xử lý kỷ luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự có tính vào thời hạn xử lý kỷ luật CBCCVC hay không?
Lao động tiền lương
Hành vi vi phạm của cán bộ công chức viên chức được xem là tái phạm khi nào?
Lao động tiền lương
Có được xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm nhưng pháp luật về lao động không quy định không?
Lao động tiền lương
Cách xác định 04 mức độ hành vi vi phạm để xử lý kỷ luật CBCCVC ra sao?
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền của ai theo quy định hiện hành?
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý kỷ luật công chức viên chức có hiệu lực bao lâu?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ việc riêng không bị xử lý kỷ luật đúng không?
Lao động tiền lương
Thời hạn xử lý kỷ luật của cán bộ công chức không tính những thời gian nào?
Lao động tiền lương
Chấn chỉnh cán bộ, công chức viên chức trong việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông theo Chỉ thị 35 có đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xử lý kỷ luật
3,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào