Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng nước ngoài có trách nhiệm nộp lại văn bằng trong thời hạn bao lâu?
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng nước ngoài có trách nhiệm nộp lại văn bằng trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
...
5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận tốt nghiệp khóa học, công chức, viên chức có trách nhiệm nộp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam theo quy định hoặc bản sao (có chứng thực) văn bằng/chứng chỉ về đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức, Vụ Tổ chức cán bộ hoặc đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức để lưu hồ sơ công chức, viên chức.
Theo đó, công chức, viên chức Bộ Tư pháp có trách nhiệm nộp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam theo quy định hoặc bản sao (có chứng thực) văn bằng/chứng chỉ về đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức, Vụ Tổ chức cán bộ hoặc đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức để lưu hồ sơ công chức, viên chức trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận tốt nghiệp khóa học.
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng nước ngoài có trách nhiệm nộp lại văn bằng trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022, công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng có những trách nhiệm sau:
- Thực hiện đúng các quy định và nguyên tắc về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Đề xuất, đăng ký kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo không trùng lịch học và đi đào tạo, bồi dưỡng theo quyết định hoặc công văn triệu tập để đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ, vị trí việc làm, ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp đang giữ.
- Tuân thủ pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về hành vi của mình trong thời gian đi học; phải cung cấp cho cơ quan, đơn vị địa chỉ liên lạc của mình và của cơ sở đào tạo tại nước ngoài trong trường hợp được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
- Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham dự khóa học.
- Có ý thức tự học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp công chức, viên chức tiếp tục theo học khóa đào tạo, bồi dưỡng trước khi được tuyển dụng thì báo cáo thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định hoặc đề nghị Bộ quyết định cho phép tiếp tục theo học cho đến khi khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc, trừ trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm tuyển dụng và yêu cầu công tác của đơn vị.
- Trường hợp công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 01 năm trở lên thì định kỳ 06 tháng phải gửi báo cáo về tiến độ, kết quả học tập về đơn vị nơi công chức, viên chức công tác để theo dõi.
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Tư pháp được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp được lấy từ:
- Đối với kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức: do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Đối với kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức: do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?