Công chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của cấp trên thì có bị xử phạt hay không?
Công chức được nghỉ việc theo nguyện vọng khi nào?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc thôi việc của công chức như sau:
Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, công chức được cho nghỉ việc theo nguyện vọng khi đã thông báo, nộp đơn xin nghỉ việc và có được sự đồng ý của đơn vị có thẩm quyền trước 30 ngày đến thời điểm nghỉ việc.
Công chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của cấp trên thì có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Công chức được xác định là tự ý nghỉ việc không có sự đồng ý của cấp trên khi nào?
Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức quy định về thủ tục xin thôi việc đối với công chức như sau:
Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
...
Theo đó, công chức muốn nghỉ việc theo nguyện vọng thì cần phải làm đơn xin nghỉ việc gửi đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết trước 30 ngày đến thời điểm nghỉ việc. Đơn vi có thẩm quyền nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì sẽ ban hành quyết định cho thôi việc bằng văn bản gửi đến công chức.
Như vậy, công chức được xác định là tự ý nghỉ việc không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền khi tự ý nghỉ việc mà không nộp đơn xin nghỉ việc, nghỉ việc sớm hơn 30 ngày sau khi nộp đơn nghỉ việc và nghỉ việc khi đơn vị có thẩm quyền không đồng ý cho thôi việc bởi các lý do sau:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển.
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Công chức tự ý nghỉ việc thì có bị phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về các chế độ trợ cấp mà công chức được hưởng khi thôi việc bao gồm.
- Trợ cấp thôi việc.
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
- Trợ cấp khác.
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về tự ý nghỉ việc như sau:
Thôi việc đối với công chức
...
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, công chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của đơn vị có thẩm quyền thì sẽ không bị phạt, tuy nhiên cũng không được hưởng chế độ thôi việc.
Ngoài ra công chức còn có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo và bồi dưỡng lại cho cơ quan theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Công chức tự ý nghỉ việc vẫn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?