Công chức thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng chế độ thôi việc không?

Công chức thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng chế độ thôi việc không? Thời gian nào của công chức được xem là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc? Câu hỏi của anh M.B (Ninh Thuận).

Công chức thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng chế độ thôi việc không?

Tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:

Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.

Theo đó công chức thôi việc theo nguyện vọng và phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý thì mới được hưởng chế độ thôi việc.

Thôi việc đối với công chức

Công chức thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng chế độ thôi việc không? (Hình từ Internet)

Thời gian nào của công chức được xem là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc?

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
...

Theo đó, khi công chức thôi việc, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm các khoảng thời gian được nêu trên.

Nguồn kinh phí giải quyết thôi việc đối với công chức thôi việc theo nguyện vọng được lấy từ đâu?

Tại Điều 7 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
1. Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
2. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Theo đó tùy theo nơi làm việc của công chức mà nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là không giống nhau, được nêu cụ thể như quy định trên.

Chế độ thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ công chức đương nhiên bị cho thôi việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công chức thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng chế độ thôi việc không?
Lao động tiền lương
Không thực hiện chế độ thôi việc đối với viên chức trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?
Lao động tiền lương
Chế độ thôi việc đối với công chức được quy định như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế độ thôi việc
332 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào