Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có phải tiếp tục thực hiện chức trách khi chưa có quyết định cho từ chức không?
- Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có phải tiếp tục thực hiện chức trách khi chưa có quyết định cho từ chức không?
- Việc xem xét từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân dựa trên những căn cứ nào?
- Có thực hiện việc cho từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát thuộc trường hợp miễn nhiệm không?
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có phải tiếp tục thực hiện chức trách khi chưa có quyết định cho từ chức không?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Quy trình xem xét từ chức
Việc xem xét từ chức được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khi có đủ căn cứ từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng công chức và đại diện đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đổi với công chức. Đơn vị sử dụng công chức đề xuất với cấp có thẩm quyền về việc xem xét từ chức đối với công chức (qua đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ).
Trường hợp công chức rút đơn xin từ chức thì dừng việc xem xét.
- Bước 2: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức. Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Khi chưa có quyết định cho từ chức của cơ quan có thẩm quyền, công chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Theo đó, khi chưa có quyết định cho từ chức của cơ quan có thẩm quyền, công chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách được giao.
Công chức ngành Kiểm sát có phải tiếp tục thực hiện chức trách khi chưa có quyết định cho từ chức không? (Hình từ Internet)
Việc xem xét từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Căn cứ xem xét từ chức
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
a. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
b. Có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
c. Có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định;
d. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
2. Việc xem xét từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
a. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
b. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
3. Không xem xét việc từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Đang đảm nhận nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
b. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
Theo đó, căn cứ để xem xét từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm các trường hợp sau:
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao;
- Có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
- Có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định;
- Xuất phát từ lý do chính đáng khác của cá nhân.
Có thực hiện việc cho từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát thuộc trường hợp miễn nhiệm không?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Lãnh đạo, đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao lãnh đạo công tác cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ và quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc miễn nhiệm, từ chức, cách chức đối với công chức.
3. Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức, cách chức đối với công chức khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với công chức thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.
Theo đó, không thực hiện việc cho từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?