Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu học phí như thế nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu học phí như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định:
Học phí
1. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh.
2. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí theo quy định đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ toàn diện.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khác xây dựng và quyết định mức thu học phí theo từng chuyên ngành hoặc từng nghề căn cứ vào nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí và khung học phí do Chính phủ quy định.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí.
5. Mức thu học phí phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu học phí như thế nào?
Việc tổ chức tuyển sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Tuyển sinh đào tạo
1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quyền xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
2. Việc tổ chức tuyển sinh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định;
b) Tuyển sinh trình độ sơ cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển;
c) Tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có thể quyết định việc sơ tuyển trước khi tiến hành xét tuyển hoặc thi tuyển.
...
Theo đó, việc tổ chức tuyển sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như sau:
- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định;
- Tuyển sinh trình độ sơ cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển;
- Tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có thể quyết định việc sơ tuyển trước khi tiến hành xét tuyển hoặc thi tuyển.
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định:
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Học phí.
4. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
5. Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là:
- Ngân sách nhà nước (nếu có).
- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Học phí.
- Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?