Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 19 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;
b) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề và cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với chứng chỉ do mình cấp trước đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 110 Nghị định này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp. Cụ thể như sau:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng: thu hồi chứng chỉ hành nghề hạng I;
- Sở Xây dựng: thu hồi chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận: thu hồi chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
Trong trường hợp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Điều kiện chung đối với cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, điều kiện chung đối với cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
+ Hạng I:
++ Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp;
++ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.
+ Hạng II:
++ Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp;
++ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.
+ Hạng III:
++ Có trình độ chuyên môn phù hợp;
++ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Chuyên môn cần đáp ứng của các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, chuyên môn cần đáp ứng của các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề | Chuyên môn phù hợp |
Khảo sát xây dựng | Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan. Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan. |
Thiết kế quy hoạch xây dựng | Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông. |
Thiết kế xây dựng | Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều). Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt. Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước. Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ. Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông. Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng. Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng. |
Giám sát thi công xây dựng | Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình. |
Định giá xây dựng | Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan. |
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình | Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình. |
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?